Nhiều gia đình sau khi sơn tường một thời gian, đặc biệt là đối với những gia đình gần biển. Tường bắt đầu xuất hiện những mảng bị đốm nhỏ với kích cỡ khác nhau nhìn rất mất mỹ quan. Vậy hiện tượng trên là gì? Vì sao tường lại bị muối hóa và cách xử lý tường này như thế nào? TOMSON PAINT - Công nghệ Mỹ sẽ cùng bạn tìm hiểu về nguyên nhân và cách khắc phục vấn đề này.
Thực chất, việc xử lý tường nhà bị muối có vai trò qua trọng trong việc đảm bảo tuổi thọ của tường nhà cũng như sức khỏe của gia chủ. Do đó, vấn đề này luôn rất được gia chủ quan tâm. Trong bài viết này, mời bạn cùng tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân tường bị muối hóa, cách xử lý tường bị muối hóa và những biện pháp ngăn chặn. Hi vọng bài viết sẽ mang đến bạn những tham khảo hữu ích và thiết thực nhất.
NGUYÊN NHÂN CỦA HIỆN TƯỢNG TƯỜNG BỊ MUỐI HÓA ?
Đối với việc bám bụi hoặc dơ bẩn thông thường, các bạn có thể vệ sinh bằng cách lau chùi nhẹ nhàng, nhưng với các hiện tượng xuống cấp nghiêm trọng như nứt, ẩm, bay màu sơn, nổi bọt, mốc,… thì bạn cần tiến hành các biện pháp xử lý đặc thù và đúng quy trình mới cải tạo được lớp sơn tường. Quy trình vệ sinh đúng kỹ thuật càng quan trọng hơn đối với các ngôi nhà cạnh biển, dễ gặp hiện tượng muối hóa khiến tường nhà xuất hiện các đốm lấm tấm nhỏ với kích thước khác nhau như một lớp muối bám trên bề mặt tường, có màu trắng hoặc vàng nhạt.
1. Thực trạng hiện tượng tường bị muối hóa
Các lớp muối bám này thường xuất hiện ở vị trí ẩm ướt như các khe nứt, chân tường, vị trí giáp ranh giữa các tầng, các bề mặt tường giáp nhà vệ sinh,… không chỉ gây mất mỹ quan mà còn dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng khác. Với trường hợp phức tạp này bạn cần có cách xử lý tường bị muối kịp thời, hiệu quả.
2. Các nguyên nhân dẫn đến việc tường bị muối hóa
Hiện tượng tường bị muối hóa dễ gặp với những ngôi nhà gần biển không phân biệt phong cách và loại hình, từ biệt thự lâu đài, biệt thự kiểu Pháp hay biệt thự hiện đại, biệt thự mini 2 tầng,… Để có được cách xử lý triệt để nhất, chúng ta phải hiểu được nguyên nhân gây ra.
Sau đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tượng tường bị muối hóa:
- Sơn tường khi bề mặt còn ẩm, chưa đạt dưới độ ẩm 16% hoặc chưa đủ thời gian để tường khô ráo (tầm 3 – 4 tuần).
- Hơi ẩm thoát ra từ xi măng trong tường mang theo nồng độ muối.
- Sử dụng nước trộn xi măng là nước lợ hay nước mặn.
- Gạch xây tường sử dụng là loại được làm từ đất bị nhiễm mặn không được nung đủ lửa.
- Tường bị hút ẩm, giữ ẩm.
- Không sử dụng sơn lót kháng kiềm hoặc không quét sơn lót hoặc dùng sơn trắng bình thường thay cho sơn kháng kiềm.
- Tay nghề người thi công thiếu kỹ thuật và tinh thần trách nhiệm với sản phẩm xây nên còn thấp.
CÁCH XỬ LÝ TƯỜNG BỊ MUỐI HÓA VÀ BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA HIỆN TƯỢNG NÀY
1. Cách xử lý tường bị muối hiệu quả
Các bước trong quy trình xử lý tường bị muối hóa được tiến hành như sau:
- Bước 1: Dùng giấy nhám hoặc cây cạo sơn làm sạch đi lớp sơn tường bị muối hóa, nếu khu vực bị ẩm ta nên làm sạch kỹ bề mặt sau đó để tường thật khô ráo mới thi công.
- Bước 2: Sau khi đảm bảo khu vực không còn ẩm, ta quét sạch bụi, lau chùi nếu không độ bám của sơn mới sẽ không đảm bảo. Kiểm tra nếu tường có bong tróc ta có thể thêm bột trét lên để tạo độ bằng phẳng.
- Bước 3: Ta tiến hành sơn lót bằng cọ hoặc con lăn, lưu ý phải chọn loại kháng kiềm. Đợi lớp sơn lót khô (khoảng 24h) ta sẽ sơn lớp sơn hoàn thiện.
Như vậy, bạn có thể thấy rằng chỉ với 3 bước thực hiện đơn giản nêu trên là đã có thể giúp bạn đã có thể nắm bắt và thực hiện được cách xử lý tường bị muối hiệu quả.
2. Biện pháp ngăn ngừa tường bị muối hóa
Một trong những cách xử lý tường bị muối hiệu quả nhất là chuẩn bị công tác ngăn ngừa, phòng tránh ngay từ đầu. Trong phần nội dung này của bài viết, chúng tôi xin được chia sẻ thêm đến bạn biện pháp ngăn ngừa tường bị muối hóa.
Mời bạn tham khảo thêm:
- Chọn kỹ xác vật liệu xây dựng trước khi thi công: Cụ thể, gạch xây nhà phải đảm bảo nung đủ lửa. Bạn cũng nên chọn loại sơn mang tính kháng kiềm cao như sơn TOMSON, dùng nước trộn hồ không có muối hoặc bị nhiễm mặn.
- Khi thi công nếu có hiện tượng ẩm hoặc nứt phải xử lý ngay.
- Phải có lớp sơn lót kháng kiềm khi thi công.
- Các khu vực phòng nào ẩm thấp nên lắp thêm quạt hút như: toilet, nhà ăn,…
Hi vọng các nội dung đã chia sẻ trong bài viết trên phần nào đã giúp các bạn tự nhận biết và có cách xử lý tường bị muối hữu hiệu. Các bạn có thể tham khảo thêm trên các diễn đàn hoặc ý kiến từ các chuyên viên kỹ thuật để được hỗ trợ chi tiết hơn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và hi vọng hợp tác.